Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Quy trình tiếp nhận - khám chữa bệnh tại trung tâm y tế huyện Tịnh Biên

BVĐK HUYỆN TỊNH BIÊN                                                                                                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      KHOA KHÁM BỆNH                                                                                                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                                                                                                 Nhà Bàng, ngày 01 tháng 8 năm 2013
                                                                                                                                                       
                                         
                                                                                                                                 
   QUY TRÌNH 
                                                        TIẾP NHẬN – KHÁM CHỮA BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH
                                                                                           BVĐK HUYỆN TỊNH BIÊN

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 78/QĐ-BVĐK ngày 02/8/2010 của Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên )
         
I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại khoa Khám Bệnh.
- Giảm phiền hà cho bệnh nhân.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Áp dụng tại khoa Khám bệnh Bệnh viện
- Áp dụng cho các đối tượng đến khám bệnh, chữa bệnh.
III. NỘI DUNG:
Các bước thực hiện:
1. Bước 1: Tiếp đón người bệnh 
1.1 Tại bàn hướng dẫn người bệnh:
- Trách nhiệm người bệnh:
Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân có dán ảnh, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám; báo tình trạng bệnh khi đến khám hoặc yêu cầu được khám chuyên khoa ( nếu có ) cho nhân viên bàn hướng dẫn;
Nhận phiếu khám bệnh và đến phòng nhận bệnh.
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Kiểm tra thẻ BHYT và các giấy tờ có liên quan. Hướng dẫn sử dụng BHYT cho người bệnh;
Ghi thông tin người bệnh vào phiếu khám bệnh;
Khai thác bệnh sử để phân loại bệnh đến khám đúng chuyên khoa;
Hướng dẫn người bệnh đến nộp phiếu khám bệnh tại phòng nhận bệnh.
1.2  Tại phòng Tiếp nhận bệnh:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Nộp phiếu khám bệnh và các giấy tờ có liên quan vào rổ đựng phiếu tại phòng Tiếp nhận bệnh;
Ngồi chờ gọi tên theo thứ tự nhận bệnh.
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Gọi tên người bệnh theo thứ tự nộp phiếu;
Kiểm tra, đối chiếu thông tin người bệnh;
Khai thác bệnh sử để phân loại khám đúng chuyên khoa;
Khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh;
Đo chiều cao, cân nặng và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh ghi vào phiếu khám bệnh;
Nhập thông tin người bệnh vào phần mềm quản lý. Hướng dẫn bệnh nhân đến phòng khám tiếp theo;
Đối với trường hợp bệnh nặng, đưa người bệnh vào phòng sơ cứu, báo bác sĩ thường trực để có hướng xử trí kịp thời.
2. Bước 2: Khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định điều trị:
2.1 Trường hợp khám lâm sàng đơn thuần:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Đến đúng phòng khám được phân phòng, ngồi chờ được gọi tên theo thứ tự, vào khám khi được gọi tên.
- Trách nhiệm nhân viên y tế:
Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự trên phần mềm;
Kiểm tra, đối chiếu thông tin người bệnh;
Khai thác bệnh sử, tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh;
Khám lâm sàng trên người bệnh, đưa ra kết luận chẩn đoán.
2.1.1 Trường hợp điều trị ngoại trú:
- Trách nhiệm nhân viên y tế:
Kê đơn phù hợp với chẩn đoán;
Hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh;
Hướng dẫn người bệnh đến nhận thuốc và thanh toán tại khoa Dược.
- Trách nhiệm người bệnh:
Đến khoa Dược, chờ gọi tên nhận thuốc và thanh toán viện phí.
2.1.2 Trường hợp nhập viện:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Người bệnh trở lại phòng Tiếp nhận bệnh, nộp BHYT và các giấy tờ có liên quan cho nhân viên y tế, chờ làm thủ tục nhập viện;
Đóng tiền tạm ứng nhập viện theo hướng dẫn của nhân viên y tế, chờ được chuyển vào khoa điều trị.
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Tại phòng khám: Bác sĩ chọn khoa điều trị phù hợp với chẩn đoán, làm tờ vào viện và hướng dẫn người bệnh đến phòng Tiếp nhận bệnh làm thủ tục nhập viện.
Tại phòng Tiếp nhận bệnh: Nhân viên y tế tiếp nhận hồ sơ của người bệnh, làm thủ tục nhập viện cho người bệnh ( kiểm tra dấu hiệu sinh tồn người bệnh trước khi chuyển người bệnh vào khoa điều trị, làm hồ sơ bệnh án, vào sổ nhập viện, vào sổ bàn giao người bệnh), hướng dẫn người bệnh đóng tiền tạm ứng nhập viện, chuyển người bệnh đến khoa điều trị, ký sổ bàn giao với nhân viên nhận bệnh tại khoa điều trị.
2.1.3 Trường hợp chuyển viện:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Trở lại phòng Tiếp nhận bệnh, chờ nhận giấy chuyển viện ( trường hợp người bệnh tự túc chuyển viện ).
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Tại phòng khám: Bác sĩ làm giấy chuyển viện cho người bệnh. Hướng dẫn đến phòng nhận bệnh chờ nhận giấy chuyển viện;
Tại phòng Tiếp nhận bệnh: Nhân viên nhận giấy chuyển viện, cho số chuyển viện, vào sổ chuyển viện, trình lãnh đạo bệnh viện ký. Trả giấy chuyển viện cho người bệnh sau khi đã kiểm tra đối chiếu thông tin hành chánh.
2.2  Trường hợp khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định điều trị:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Đến đúng phòng khám được phân phòng, ngồi chờ được gọi tên theo thứ tự, vào khám khi được thông báo;
Sau khi được khám, bác sĩ sẽ cho chỉ định cận lâm sàng. Người bệnh đến khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh để được hướng dẫn và làm các chỉ định cận lâm sàng;
Sau khi có kết quả cận lâm sàng, trở về và nộp kết quả lại cho bác sĩ tại phòng được khám, chờ bác sĩ khám và ra chỉ định điều trị.
- Trách nhiệm nhân viên y tế:
Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự trên phần mềm khám bệnh;
Khai thác bệnh sử, tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh;
Khám lâm sàng trên người bệnh, đưa ra chỉ định cận lâm sàng;
Hướng dẫn người bệnh đóng tiền thu phí cận lâm sàng ( đối với người bệnh không có Bảo hiểm y tế ), sau đó đến khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh làm các cận lâm sàng;
Hướng dẫn người bệnh chờ nhận kết quả cận lâm sàng tại khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh, sau đó mang về đưa cho bác sĩ điều trị tại phòng được khám.
Bác sĩ dựa trên kết quả cận lâm sàng đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
2.2.1 Trường hợp điều trị ngoại trú:
- Trách nhiệm nhân viên y tế:
Kê đơn phù hợp với chẩn đoán.
Hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Hướng dẫn người bệnh đến nhận thuốc và thanh toán tại khoa Dược.
- Trách nhiệm người bệnh:
Đến khoa Dược, chờ gọi tên nhận thuốc và thanh toán viện phí.
     2.2.2 Trường hợp nhập viện:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Người bệnh trở lại phòng Tiếp nhận bệnh, nộp BHYT và các giấy tờ có liên quan cho nhân viên y tế, chờ làm thủ tục nhập viện.
Đóng tiền tạm ứng nhập viện theo hướng dẫn của nhân viên y tế, chờ được chuyển vào khoa điều trị.
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Tại phòng khám: Bác sĩ chọn khoa điều trị phù hợp chẩn đoán, làm giấy vào viện và hướng dẫn người bệnh đến phòng Tiếp nhận bệnh làm thủ tục nhập viện.
Tại phòng Tiếp nhận bệnh: Nhân viên y tế tiếp nhận hồ sơ của người bệnh, làm thủ tục nhập viện cho người bệnh ( kiểm tra dấu hiệu sinh tồn người bệnh trước khi chuyển người bệnh vào khoa điều trị, làm hồ sơ bệnh án, vào sổ nhập viện, vào sổ bàn giao người bệnh), hướng dẫn người bệnh đóng tiền tạm ứng nhập viện, chuyển người bệnh đến khoa điều trị, ký sổ bàn giao với nhân viên nhận bệnh tại khoa điều trị.
2.2.3 Trường hợp chuyển viện:
- Trách nhiệm của người bệnh:
Trở lại phòng Tiếp nhận bệnh, chờ nhận giấy chuyển viện ( trường hợp người bệnh tự túc chuyển viện ).
- Trách nhiệm của nhân viên y tế:
Tại phòng khám: Bác sĩ làm giấy chuyển viện cho người bệnh. Hướng dẫn người bệnh đến phòng nhận bệnh chờ nhận giấy chuyển viện.
Tại phòng Tiếp nhận bệnh: Nhân viên nhận giấy chuyển viện, cho số chuyển viện, vào sổ chuyển viện, trình lãnh đạo bệnh viện ký. Trả giấy chuyển viện cho người bệnh sau khi đã kiểm tra đối chiếu thông tin hành chánh. 
IV. PHỤ LỤC:
- Phiếu khám bệnh.
- Các phiếu xét nghiệm, cận lâm sàng.
- Giấy vào viện.
- Hồ sơ bệnh án.
- Sổ vào viện.
- Giấy chuyển viện.
- Sổ chuyển viện.
- Phác đồ điều trị.
- Tài liệu tham khảo: Ban hành kèm theo Quyết định số: 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

DUYỆT                                            NGƯỜI BIÊN SOẠN
                                                         



                                                                  Bs. Lê Văn Minh

Tác giả bài viết: Bs. Lê Văn Minh

Nguồn tin: BVTB